24/01/2024
Trong cuộc chiến giảm cân, nhiều người đã nghĩ đến việc sử dụng các bổ sung như Conjugated Linoleic Acid (CLA) và L-Carnitine để tối ưu hóa quá trình đốt cháy mỡ và đạt được hiệu suất giảm cân cao. Đây là những chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giảm cân, nhưng để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và ưu điểm của chúng, cũng như cách tích hợp chúng vào chế độ ăn...
06/01/2024
25/11/2023
03/07/2023
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, thơm ngon và được sử dụng phổ biến để kiểm soát cân nặng. Vậy yến mạch bao nhiêu calo bạn đã biết chưa? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để lên thực đơn hợp lý nhé nhé! YẾN MẠCH BAO NHIÊU CALO? Yến mạch là thực phẩm phổ biến trong các chế độ giảm cân. Thế lượng calo trong yến mạch là bao nhiêu rất được quan tâm. Nhiều người khi lên thực đơn hay thắc mắc 100gr yến mạch bao nhiêu calo hoặc 50g yến mạch bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia, 100g yến mạch chứa khoảng 389 calo. Thường thì để tính lượng calo trong thực phẩm đơn vị sẽ là 100g nên không có thống kê cho 50g nhưng chúng ta có thể tính ra là khoảng 194,5 calo. Đây là lượng calo không hề thấp nhưng tại sao nó lại thường xuyên xuất hiện trong các thực đơn ăn kiêng giảm cân? Lý do là bởi lượng carbs trong yến mạch chủ yếu là tinh bột và chất xơ, đặc biệt là beta glucan có liên quan đến lợi ích giảm cân. Bên cạnh đó, yến mạch cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như mangan, phốt pho, đồng, vitamin B, sắt selen, magie và kẽm. Chúng còn là nguồn thực phẩm hiếm hoi chứa chất chống oxy hóa mạnh được gọi là avenanthramides có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim. HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG CỦA YẾN MẠCH Trong 100g yến mạch chứa: • Calo: 389 calo • Nước: 8% • Chất đạm: 16,9g • Carbs: 66,3g • Đường: 0g • Chất xơ: 10,6g • Chất béo: 6,9g Chi tiết hơn về các chất dinh dưỡng trong yến mạch cũng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé! Tinh bột Carbs chiếm 66% yến mạch tính theo trọng lượng khô. Trong đó, khoảng 11% lượng carbs là chất xơ, trong khi 85% là tinh bột. Yến mạch rất ít đường, chỉ 1% đến từ sucrose. Tinh bột trong yến mạch khác với tinh bột trong các loại ngũ cốc khác. Nó có hàm lượng chất béo cao hơn và độ nhớt cao hơn, đó là khả năng liên kết với nước. Cụ thể, có ba loại tinh bột được tìm thấy trong yến mạch: Tinh bột tiêu hóa nhanh (7%): Loại này nhanh chóng bị phân hủy và hấp thụ dưới dạng glucose. Tinh bột tiêu hóa chậm (22%): Dạng này được chia nhỏ và hấp thụ chậm hơn. Tinh bột kháng (25%): Tinh bột kháng có chức năng như chất xơ, thoát khỏi quá trình tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột thân thiện của bạn. Chất xơ Yến mạch nguyên chất chứa gần 11% chất xơ và cháo chứa 1,7% chất xơ. Phần lớn chất xơ trong yến mạch là chất xơ hòa tan, beta glucan. Yến mạch cũng cung cấp chất xơ không hòa tan, bao gồm lignin, cellulose và hemicellulose. Lượng chất xơ hòa tan hơn các loại ngũ cốc khác thế nên quá trình tiêu hóa chậm hơn, tăng cảm giác no và ức chế cảm giác thèm ăn . Beta glucan yến mạch có thể làm giảm mức cholesterol và tăng sản xuất axit mật. Chúng cũng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và lượng insulin sau bữa ăn giàu carb. Việc tiêu thụ beta glucans hàng ngày còn được chứng minh là làm giảm cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL (có hại) và do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chất đạm Yến mạch là nguồn cung cấp protein chất lượng cao với 11–17% trọng lượng khô, cao hơn hầu hết các loại ngũ cốc khác. Protein chính trong yến mạch - chiếm 80% tổng hàm lượng - là avenalin, không có trong bất kỳ loại ngũ cốc nào khác nhưng tương tự như protein của cây họ đậu. Avenin protein có liên quan đến gluten lúa mì. Tuy nhiên, yến mạch nguyên chất được coi là an toàn đối với hầu hết những người không dung nạp gluten. Vitamin và các khoáng chất Yến mạch cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như mangan, phốt pho, đồng, vitamin B, sắt, selen, magiê và kẽm: Mangan: Thường được tìm thấy với số lượng lớn trong ngũ cốc nguyên hạt, khoáng chất vi lượng này rất quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng và trao đổi chất. Photpho: Khoáng chất này rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và duy trì mô. Đồng: Một khoáng chất chống oxy hóa thường thiếu trong chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây, đồng được coi là quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Vitamin B1: Còn được gọi là thiamine, vitamin này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc, đậu, quả hạch và thịt. Sắt: Là một thành phần của huyết sắc tố, một loại protein này chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong máu, sắt rất cần thiết trong chế độ ăn...
03/07/2023
Không chỉ nổi tiếng với công dụng làm đẹp cho da, móng, tóc, dầu oliu còn là một thực phẩm lành mạnh cực kỳ tốt cho sức khỏe tổng thể. Vậy bạn đã viết dầu oliu có tác dụng gì chưa? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của dầu oliu nhé! 11 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA DẦU OLIU CHO SỨC KHỎE CHỐNG OXY HÓA Nếu hỏi "ăn dầu oliu có tác dụng gì?" thì câu trả lời đầu tiên chắc chắn là chống oxy hóa. Dầu ô liu nguyên chất là một nguồn polyphenol đặc biệt dồi dào với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Polyphenol trong dầu oliu có khả năng chống lại stress oxy hóa - một trong những nguyên nhân làm tổn thương tế bào lipid, protein và DNA. Từ đó góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường và chứng mất trí nhớ. Hai loại polyphenol phong phú có trong dầu ô liu là hydroxytyrosol và oleocanthal, có thể chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ thần kinh và kháng khuẩn. CẢI THIỆN SỨC KHỎE TIM MẠCH Dầu oliu nổi tiếng là thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong nghiên cứu PREDIMED, những người theo chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải với hơn 4 thìa dầu oliu nguyên chất mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn khoảng 30% so với những người ăn chế độ ăn ít chất béo. Bên cạnh đó, axit oleic và nhiều loại polyphenol khác trong dầu oliu cũng giúp giảm huyết áp và điều chỉnh mức cholesterol trong máu nhờ khả năng chống viêm và stress oxy hóa. Tuy nhiên, bạn không cần phải tiêu thụ hơn 4 thìa dầu ô liu mỗi ngày để thu được lợi ích trên. Thực tế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bổ sung 1 muỗng rưỡi dầu oliu là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. GIẢM NGUY CƠ MẮC MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ Bạn thắc mắc uống dầu oliu có tác dụng gì? Câu trả lời chống ung thư chắc sẽ làm bạn bất ngờ. Mặc dù không có thực phẩm nào là liều thuốc thần kỳ để ngăn ngừa ung thư, nhưng việc tiêu thụ dầu ô liu có thể là một lý do khiến tỷ lệ ung thư có xu hướng thấp hơn ở các nước Địa Trung Hải. Bởi vì một số thành phần của dầu ô liu đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư như: axit oleic, hydroxytyrosol, oleocanthal, phytosterol và squalene. Các phát hiện từ một nghiên cứu công bố năm 2020 cho thấy rằng dầu ô liu nguyên chất có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng những phụ nữ ăn nhiều dầu ô liu nhất có xu hướng giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết và ung thư vú. CẢI THIỆN CHỨC NĂNG NÃO BỘ Stress oxy hóa có liên quan đến sự tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Nhưng các polyphenol của dầu ô liu nguyên chất, đặc biệt là oleocanthal có thể giúp chống lại tác dụng này. Một nghiên cứu năm 2019 trên động vật cho thấy dầu ô liu giàu oleocanthal giúp khôi phục chức năng hàng rào máu não khỏe mạnh và giảm viêm thần kinh. Từ đó, hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. CẢI THIỆN TÂM TRẠNG, GIẢM CĂNG THẲNG, LO ÂU Các chất dinh dưỡng của dầu ô liu cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Trên thực tế, các nghiên cứu từ năm 2010, 2017 và 2019 đều cho thấy chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải thực sự có thể giúp điều trị chứng trầm cảm! Trong một nghiên cứu, 30% người tham gia đã thuyên giảm chứng trầm cảm từ trung bình đến nặng sau khi áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải trong 12 tuần với dầu ô liu. Nghiên cứu bổ sung cho thấy rằng chất béo có lợi trong dầu ô liu hỗ trợ hệ thống thần kinh trung ương, giúp dây thần kinh hoạt động bình thường và tăng mức độ của chất dẫn truyền thần kinh hỗ trợ tâm trạng - serotonin. GIẢM VIÊM Dầu ô liu có thể là một bổ sung đặc biệt tốt cho chế độ ăn uống của bạn nếu bạn bị viêm khớp hoặc một tình trạng viêm mãn tính khác. Thứ nhất, chất béo không bão hòa đơn trong dầu oliu đã được chứng minh là làm giảm mức độ protein phản ứng C - một dấu hiệu viêm nặng hơn ở viêm khớp dạng thấp. Tiếp theo, dầu oliu nguyên...
03/07/2023