Chất xơ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh táo bón

Chất xơ là một thành phần quan trọng nên có trong mỗi bữa ăn vì chúng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của người. Đặc biệt đối với những người gặp tình trạng táo bón thì việc bổ sung chất xơ là điều cần thiết để cải thiện tình trạng này.
1. Chất xơ là gì?
Chất xơ là một thành phần có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Nó được tìm thấy chủ yếu trong rau củ, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
2. Táo bón và một số triệu chứng
Táo bón để lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng táo bón mạn tính
Táo bón là một dạng tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi tình trạng giảm tần suất đại tiện (dưới 3 lần/ tuần), khó đi đại tiện, phân khô cứng và cảm giác đi tiêu không hết, thời gian đi đại tiện lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần. Tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành táo bón mạn tính.
Các triệu chứng đi kèm bao gồm đau bụng, đầy bụng và đau khi đi đại tiện. Một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn của táo bón và rất có thể đã qua giai đoạn mạn tính như bụng chướng, gõ vang như trống, nôn mửa, sụt cân, phân có máu, phân có đường kính lớn gây tắc nghẽn nhà vệ sinh…
3. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng táo bón?
Bổ sung không đủ chất xơ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, việc thiếu hụt chất xơ gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em và người lớn.
Uống ít nước: Nước giúp tăng khối lượng và làm mềm phân, giúp đưa phân ra ngoài dễ dàng. Do đó việc thiếu nước gây nên tình trạng phân cứng và khó đi.
Thiếu vận động: Lười vận động góp phần gây nên tình trạng táo bón.
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Những người mắc hội chứng này thường gặp các cơn co thắt, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón luân phiên nhau.
Các rối loạn chức năng tiêu hóa: tắc ruột, dính ruột, viêm ruột thừa…
Sử dụng quá nhiều chất gây lợi tiểu: trà, cà phê,... làm tăng hấp thụ nước ở ruột và phân khô cứng.
Bổ sung không đủ chất xơ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón
4. Vai trò của chất xơ trong việc phòng ngừa táo bón
Chất xơ từ lâu đã được sử dụng như một liệu pháp nền tảng cho táo bón. Chúng là những phần ăn được của thực vật mà cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thu ở ruột non nhưng bị lên men bởi các vi khuẩn trú ngụ ở ruột già. Chất xơ không trực tiếp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiều chức năng sinh học, cải thiện các bệnh về đường ruột đặc biệt là táo bón.
Chất xơ tồn tại trong thực phẩm ở 2 dạng phổ biến là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan tồn tại gần như nguyên vẹn khi qua đường tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan thực hiện các chức năng hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón nhờ làm mềm và tăng khối lượng phân, giúp nhu động ruột đều đặn, giảm thời gian lưu giữ phân trong cơ thể, hỗ trợ quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, chất xơ còn hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
5. Một số thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ không hòa tan được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại rau, các hạt họ đậu, trái cây như lê, táo, chuối…
Chất xơ có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau, các hạt họ đậu và một số loại trái cây
Tinh bột kháng có đặc điểm của cả chất xơ không hòa tan và hòa tan, nó “chống lại” quá trình tiêu hóa ở ruột non, đi vào đại tràng và được lên men (tiêu hóa) bởi các vi khuẩn có lợi sống ở đó. Do đó, tinh bột kháng được kỳ vọng mang lại lợi ích tương tự hoặc hơn các chất xơ truyền thống. Thực tế, các nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định tinh bột kháng có hiệu quả cải thiện tình trạng táo bón rõ rệt, đồng thời tránh được một số hạn chế của chất xơ thông thường.
Tinh bột kháng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột, trực tiếp nuôi dưỡng các lợi khuẩn giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón mạn tính, giúp tăng tần suất đại tiện và cải thiện độ đặc của phân ở người bị táo bón.
Sử dụng tinh bột kháng là một ưu điểm nổi bật không gây tác dụng phụ khi mà nhiều loại chất xơ thông thường khác nếu dùng quá liều có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc chướng bụng.
(Impact of resistant starch type 3 on fecal microbiota and stool frequency in Thai adults with chronic constipation randomized.
Tạp chí: Scientific Reports / Tác giả: Luk-In et al / Năm xuất bản: 2024)
6. Tổng kết
Việc cung cấp chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể. Chất xơ là một chất cần thiết giúp cải thiện và ngăn ngừa các bệnh đường ruột đặc biệt là táo bón. Tinh bột kháng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh táo bón cũng như thấu hiểu những nỗi lo ở người mắc các vấn đề đường tiêu hóa để mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả.